Hotline: 0908 789 326
Dang tin mien phi
Hỗ Trợ 01
Yahoo Messenger!
Hỗ Trợ 02

Đăng ký nhận thông tin mới

Tổng Quan Về Yên Bái

Tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 21018' đến 22017' vĩ độ Bắc, 103056' đến 105006' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang; cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách Cảng Hải Phòng 270km và cách Cửa khẩu Lào Cai 156 km. Với vị trí trên, Yên Bái trở thành đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Đây chính là lợi thế lớn để Yên Bái thúc đẩy giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế với các thị trường lớn trong và ngoài nước

1.lợi thế

Vị trí địa lý thuận lợi: Tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 21018' đến 22017' vĩ độ Bắc, 103056' đến 105006' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang; cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách Cảng Hải Phòng 270km và cách Cửa khẩu Lào Cai 156 km. Với vị trí trên, Yên Bái trở thành đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Đây chính là lợi thế lớn để Yên Bái thúc đẩy giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế với các thị trường lớn trong và ngoài nước.

Tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích tự nhiên của Yên Bái là 6.899,5 km2. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 549.104,31 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 47.906,46 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 92.938,28 ha. Rừng Yên Bái có hệ thực vật và động vật phong phú với nhiều rừng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là cây Pơ Mu. Ngoài ra, Yên Bái còn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với 257 điểm mỏ như mỏ than nâu, than antra-xít ở Văn Chấn và Văn Yên; mỏ sét ở Bái Dương, Xuân An; mỏ đá quý ở Lục Yên ,Yên Bình; mỏ sắt ở Đại Yên – Văn Sơn; mỏ vàng ở Văn Yên, Văn Chấn,...

Tài nguyên du lịch: Yên Bái có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các lợi thế: thiên nhiên đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng (hang Thẩm Lé, động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…); Tỉnh Yên Bái còn có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Nguồn nhân lực: Dân số Yên Bái hiện có trên 750.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 55%. Nguồn nhân lực dồi dào, phần lớn là lao động trẻ, có trình độ văn hoá là yếu tố quan trọng để Yên Bái thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư.

2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: Yên Bái là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh miền núi phía Bắc, có mạng lưới giao thông tương đối phát triển và đa dạng, gồm: 6.444,3 km đường bộ, 84 km đường sắt và 198 km đường thủy gồm tuyến sông Hồng và tuyến hồ Thác Bà.

Hệ thống điện: Hệ thống lưới điện của Yên Bái có tổng chiều dài đường dây 3.401,4 km. Trong đó đường dây 110 KV dài 90 km; đường dây 35KV dài 943,3 km; đường dây 10KV dài 192,9 km; dây 0,4KV dài 2.175,3 km đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất.

Hệ thống nước: Yên Bái có hệ thống cấp nước đô thị, công suất và chất lượng đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

Thông tin liên lạc: Các dịch vụ bưu chính, viễn thông bảo đảm tiện lợi và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của các doanh nghiệp và nhân dân.

Hệ thống khu công nghiệp: Hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 05 khu công nghiệp, trong đó có 03 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (Khu công nghiệp phía Nam, Khu công nghiệp Minh Quân, Khu công nghiệp Bắc Văn Yên) và 02 khu công nghiệp đang trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng (Khu công nghiệp Âu Lâu, Khu công nghiệp Mông Sơn). Yên Bái còn có 19 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang được đầu tư xây dựng tại các huyện, thị xã và thành phố với tổng diện tích là 1.100 ha vào năm 2020.

3. Tiềm năng và cơ hội đầu tư: Với vai trò nằm ở trung tâm của vùng Tây Bắc, đồng thời nằm ở trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, tỉnh Yên Bái có nhiều cơ hội để tăng cường hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá với các địa phương trong hành lang kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam, thông qua đó, tranh thủ kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp của các tỉnh trong khu vực và các nhà đầu tư từ Trung Quốc đến đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong những năm tới, Yên Bái tập trung kêu gọi đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực sau:

Công nghiệp chế biến khoáng sản:

Chế biến đá vôi trắng: Đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trữ lượng khoảng trên 1 tỷ m3, hàm lượng CaO dao động từ 55,39% đến 55,78%, độ trắng dao động từ 84,75% đến 95,85 hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất chất độn cao cấp trong các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, hoá mỹ phẩm, dược, chế biến cao su, sơn, sản xuất đồ nhựa, sản xuất giấy, giầy dép... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 36 nhà máy chế biến đá vôi trắng, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là đá bột, đá hạt, đá block và bột felspat. Để khai thác và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên này, tỉnh Yên Bái tiếp tục kêu gọi các dự án liên doanh, liên kết đầu tư các hệ thống dây truyền tuyển chọn và chế biến tiên tiến nhằm tinh chế các loại bột nhẹ, bột nặng, đá ốp lát... đáp ứng mọi lĩnh vực sử dụng của các ngành công nghiệp, xây dựng trong nước và xuất khẩu, đưa Yên Bái trở thành trung tâm sản xuất, chế biến đá vôi trắng lớn nhất của cả nước.

Sản xuất vật liệu xây dựng: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Yên Bái. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 82 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 200 hộ khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng với 02 lò tuynel, 03 hệ lò đứng liên tục, 107 lò thủ công sản xuất gạch nung, 07 cơ sở sản xuất gạch không nung, tổng công suất thiết kế khoảng 200 triệu viên. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo, tỉnh Yên Bái ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất gạch tuynel, công suất 10 – 15 triệu viên/năm tại các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên và khu công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái; các dự án sản xuất gạch không nung theo công nghệ mới, công suất 12 - 15 triệu viên/năm tại khu công nghiệp Âu Lâu - thành phố Yên Bái, khu công nghiệp bắc Văn Yên - huyện Văn Yên, cụm công nghiệp Thịnh Hưng - huyện Yên Bình, cụm công nghiệp Yên Thế - huyện Lục Yên, khu vực Ba Khe - huyện Văn Chấn, xã Báo Đáp - huyện Trấn Yên và khu vực thị xã Nghĩa Lộ và dự án xây dựng nhà máy gạch ốp lát cao cấp, công suất 10 - 15 triệu viên/năm tại khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái.

Đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp: Định hướng đến năm 2020, tỉnh Yên Bái sẽ hình thành 17 cụm công nghiệp quy mô nhỏ cấp huyện, thị với tổng diện tích 1.085 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.305 tỷ đồng. Tỉnh Yên Bái mời gọi các tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, khu công nghiệp. Các dự án trọng điểm tập trung vào: Dự án đầu tư khai thác cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Âu Lâu; Dự án đầu tư khai thác cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Minh Quân; Cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp Đông An, huyện Văn Yên; Cụm công nghiệp Hưng Khánh, huyện Trấn Yên…

Nông, lâm nghiệp:

Trồng chế biến chè: Diện tích cây chè của Yên Bái là 13.000 ha. Vùng chè tập trung có diện tích lớn nhất của tỉnh ở các huyện Văn Chấn 4.381 ha, Trấn Yên 2.549 ha, Yên Bình 2.011 ha. Để khai thác, phát huy tiềm năng phát triển ngành chè, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến chè với công nghệ tiên tiến như: dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ CTC, dây chuyền sản xuất chè xanh chất lượng cao, dây chuyền tinh chế và đấu trộn chè thành phẩm và chế biến chè nhúng, chè hòa tan, chè ướp hoa tươi và chè thảo mộc… tại một số địa phương có diện tích cây chè lớn như huyện Trấn Yên, Văn Chấn

Trồng và chế biến quế: Yên Bái có diện tích quế lớn nhất nước và chất lượng quế thuộc vào loại tốt nhất, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Hiện nay, diện tích quế của tỉnh Yên Bái là 32.500 ha. Giống quế trồng tại tỉnh Yên Bái chủ yếu là loại Cinamomum Cassia BL. Sản lượng hàng năm thu hoạch từ 2.000 - 3.000 tấn vỏ quế khô/năm. Sản lượng xuất khẩu hàng năm từ 1.000 - 1.500 tấn.

Tỉnh Yên Bái định hướng phát triển diện tích quế ổn định ở quy mô 40.000 ha, tập trung đầu tư vào lĩnh vực chế biến, kinh doanh xuất khẩu quế, sản xuất tinh dầu quế. Để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm từ quế, trong những năm tới, tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến gỗ quế và trưng cất tinh dầu quế tại các huyện Văn Yên và Văn Chấn.

Chế biến sắn: Diện tích sắn tại tỉnh Yên Bái được duy trì ổn định ở mức 12.500 ha, sản lượng từ 250.000 - 270.000 tấn. Để đa dạng hóa các sản phẩm từ tinh bột sắn và tạo ra thị trường ổn định, tỉnh Yên Bái kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm sau tinh bột (tinh bột biến tính, đường gluco tinh khiết, giấy tinh bột, cồn công nghiệp...) tại khu công nghiệp Bắc Văn Yên, huyện Văn Yên, phục vụ cho công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm và một số ngành công nghiệp khác.

Chế biến lâm sản: Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 229.430 ha, rừng trồng 145.630 ha, sản lượng có thể khai thác trên 200.000 m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn,… và trên 150.000 tấn tre, vầu, nứa. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, ván dăm... Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng được chất lượng và số lượng theo yêu cầu của khách hàng, tỉnh Yên Bái khuyến khích đầu tư công nghệ, thiết bị chế biến gỗ hiện đại tại các huyện có diện tích rừng lớn như Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Lục Yên, để sản xuất một số loại sản phẩm như: ván ghép thanh, đồ gỗ gia dụng…

Chăn nuôi và chế biến thủy sản: Yên Bái có tiềm năng về phát triển thuỷ sản với 23.000 ha diện tích đầm hồ, hàng ngàn km sông suối thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Hồ Thác Bà với 25 loài cá có giá trị kinh tế như cá trôi, cá chép, cá chiên... và có nhiều thức ăn phù hợp cho việc nuôi Ba Ba là một trong những loài có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt cá hồi, cá tầm đã được nuôi trồng và phát triển tại tỉnh Yên Bái rất hiệu quả. Trong những năm tới, tỉnh Yên Bái kêu gọi các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản vào các khu vực huyện Yên Bình, Trấn Yên; các dự án nuôi cá hồi, cá tầm tại những địa điểm có khí hậu mát mẻ thuộc huyện Mù Cang Chải, khu vực Nà Hẩu, huyện Văn Yên...

Đầu tư cho phát triển du lich: Để khai thác, phát triển khu du lịch hồ Thác Bà trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Bắc nói riêng và quốc gia nói chung, tỉnh Yên Bái kêu gọi đầu tư các dự án như Khu nghỉ dưỡng và khách sạn, Trường đua ngựa, Công viên nước, Công viên sinh thái, Sân Golf... Đối với vùng Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đang kêu gọi đầu tư khu nghỉ sinh thái với diện tích trên 30 ha với hệ thống các nhà nghỉ đơn lập kiến trúc vùng cao, khu thể thao, phố trà thương hiệu Suối Giàng, nhà vườn sinh cảnh…Tại khu vực suối nước nóng Bản Bon, thuộc xã Sơn A, huyện Văn Chấn kêu gọi đầu tư xây dựng thành khu nghỉ dưỡng, sinh thái.

Đầu tư cho phát triển giáo dục, y tế: Hiện tại, số lao động có khả năng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 80% lực lượng lao động của Yên Bái nhưng số lượng lao động qua đào tạo thấp (khoảng 30%). Để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong khu vực, Yên Bái khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề, tư vấn sản xuất kinh doanh và dịch vụ lao động. Tỉnh Yên Bái mời gọi đầu tư xây dựng các trường dạy nghề với các ngành nghề mà doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội đang có nhu cầu như: công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản, dịch vụ du lịch..v.v. nhất là lao động kỹ thuật có tay nghề cao.

Về lĩnh vực y tế: Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tỉnh Yên Bái kêu gọi đầu tư xây dựng các bệnh viện chất lượng cao; các Trung tâm dịch vụ xe cứu thương tại một số trung tâm huyện lỵ.


                                                                                                                                                                              Theo http://mpi.gov.vn

                                                                           DANH BẠ DOANH NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI



Các tin khác
Tổng Quan Về Tỉnh An Giang
Tổng quan về Bạc Liêu
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tổng quan về Bắc Giang
Tổng Quan Về Bến Tre
Tổng quan về tỉnh Bình Định
Tổng quan về Bình Phước
Tổng Quan Về Cà Mau
Tổng Quan Về Cao Bằng
Tổng quan về Đà Nẵng
Tổng Quan Về Đắk Lắk
Tổng Quan Về Đồng Nai
Tổng Quan Về Đồng Tháp
Tổng Quan Về Gia Lai
Tổng Quan Về Hậu Giang
Quay trở về    Đầu trang
Góc sản phẩm

Bộ vít sửa điện thoại 6 mũi - TOP | bo vit sua dien thoai 6 mui

Giá Bán
130.000 VNĐ
Giá Gốc
160.000 VNĐ

Kem trị nám trắng da Laneíge 5 in 1 của Hàn Quốc

Giá Bán
1.400.000 VNĐ
Giá Gốc
1.900.000 VNĐ
Thông tin tổng quan
Xem tất cả
Quảng Cáo
Kết nối Facebook