Tổng Quan Về Long An
Long An là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm này. Nằm ở vị trí cửa ngõ của TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, Long An đã thực sự có được một vị trí chiến lược, một lợi thế không đâu có được, như người ta thường nói: “Tất cả phụ thuộc vào địa điểm, lợi thế”.
|
Tổng Quan Về Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2.Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông.
|
Tổng Quan Về Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách 4 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Đến nay tỉnh có 8 đơn vị hành chính gồm 7 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ với 122 xã, phường, thị trấn; trong đó còn 74 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên 4.857,21 km2 , dân số trung bình năm 2006 trên 30 vạn người, với 7 dân tộc anh em gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.
|
Tổng Quan Về Yên Bái
Tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 21018' đến 22017' vĩ độ Bắc, 103056' đến 105006' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang; cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách Cảng Hải Phòng 270km và cách Cửa khẩu Lào Cai 156 km. Với vị trí trên, Yên Bái trở thành đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Đây chính là lợi thế lớn để Yên Bái thúc đẩy giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế với các thị trường lớn trong và ngoài nước
|