Tổng quan về Bắc Giang
Bắc Giang có nhiều tên gọi và quy mô hành chính khác nhau, tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý (thế kỷ XI - XIII). Lúc đó, Bắc Giang là một trong 24 lộ (tên đơn vị hành chính) của cả nước, gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
|
Tổng Quan Về Yên Bái
Tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 21018' đến 22017' vĩ độ Bắc, 103056' đến 105006' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang; cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách Cảng Hải Phòng 270km và cách Cửa khẩu Lào Cai 156 km. Với vị trí trên, Yên Bái trở thành đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Đây chính là lợi thế lớn để Yên Bái thúc đẩy giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế với các thị trường lớn trong và ngoài nước
|
Tổng Quan Về Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số xấp xỉ 1.5 triệu người.
|
Tông Quang Về Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Phía đông giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ. Phía tây giáp tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 250 km. Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội 300 km.
|